Hỏi đáp dịch vụ thuê chỗ đặt
Dịch vụ thuê chỗ đặt máy chủ - colocation là gì?
Dịch vụ thuê chỗ đặt máy chủ – colocation của Viettel IDC là dịch vụ cung cấp không gian theo unit, tủ rack hay khu riêng (cage) trong phòng máy theo tiêu chuẩn quốc tế Tier 3 (dự phòng N+1); độ sẵn sàng 99,98%; kết nối internet tốc độ cao; nguồn điện ổn định; nhiệt độ phòng máy được điều khiển chính xác bởi hệ thống điều hòa công nghiệp thiết kế riêng cho các trung tâm dữ liệu (Data Center) để khách hàng đặt hệ thống máy chủ và các thiết bị công nghệ thông tin khác.
Không gian rack là gì?
Trong các trung tâm dữ liệu hoặc phòng máy các thiết bị được lắp đặt trong các tủ rack, thường là các rack 19 inch hoặc rack 23 inch. 19 inch hay 23 inch là chiều rộng của tủ rack (19 inch = 482.6 mm; 23 inch = 584.2 mm). Không gian trong các rack 19 inch và 23 inch, được tính bằng đơn vị (U), 1U = 1,75 inch = 44.45 mm là đơn vị mà các nhà sản xuất qui ước dùng để đo chiều cao của thiết bị lắp đặt trong tủ rack. Khi tài liệu ghi switch/hub/router/server 1U có nghĩa là chúng có chiều cao 44.45 mm. Kích thước của các thiết bị công nghệ thông tin thường được nhà sản xuất cung cấp dưới dạng bội số của 1U. Tủ rack thường gặp nhất là tủ rack có kích thước 42U.
Lưu lượng thông tin là gì? lưu lượng thông tin 100GB/tháng là phần dữ liệu upload hay download?
Lưu lượng thông tin (data transfer) là thuật ngữ chỉ số lượng thông tin di chuyển qua lại từ một máy tính (computer) tới thiết bị hoặc máy tính khác trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ số lưu lượng thông tin cho ta biết lượng thông tin trao đổi có thể cho phép server hoạt động trên internet, khi hết lưu lượng thông tin, không ai có thể truy cập vào server được nữa . Lưu lượng thông tin100GB/tháng ở đây là bao gồm cả lượng thông tin upload và download trong một tháng của server.
Viettel IDC có trách nhiệm và nghĩa vụ gì đối với khách hàng?
Trách nhiệm và nghĩa vụ của Viettel-IDC đối với khách hàng: 1. Trách nhiệm chung: – Viettel IDC sẽ cung cấp các hạng mục dịch vụ theo đúng hợp đồng. – Các công tác ủy quyền quản lý liên quan đến dịch vụ Co-location sẽ căn cứ theo danh sách nhân viên bảo trì được khách hàng đăng ký trên Phiếu đăng ký hoặc danh sách nhân viên quản trị được ủy quyền tạm thời. – Việc xử lý các sự cố về thiết bị thuê dùng sẽ do công ty tiến hành đổi hoặc sửa chữa, khách hàng không được vận chuyển ra bên ngoài. – Hình thức thông báo: Khi phát sinh sự cố hoặc khi có nhu cầu bảo trì, công ty sẽ thông báo các thông tin liên quan đến người bảo trì có trong danh sách đã đăng ký bằng e – mail hoặc điện thoại. – Các hệ thống IDC rack/ Cabinet/Cage, Access Control sẽ do cán bộ trực phòng máy IDC chịu trách nhiệm quản lý, việc mở các tủ Rack hoặc giữ chìa khóa các khu vực riêng do nhân viên trực vận hành phụ trách. Các trường hợp khác tuân theo các quy định trong hợp đồng. – Quản lý việc lưu chuyển các thiết bị, vật tư ra/vào. – Cung cấp dịch vụ hướng dẫn khách hàng 24h liên tục trong năm, trực tiếp gọi điện thoại phản ánh hoặc gửi vào cổng thông tin khách hàng để được hướng dẫn. 2. Cài đặt hoặc thao tác dịch vụ – Cung cấp thông tin về không gian phòng máy IDC và mã vị trí cho khách hàng – Lưu hồ sơ quản lý danh sách các nhân viên bảo trì khách hàng đã đăng ký. – Lưu hồ sơ quản lý các thiết bị khách hàng mang vào. – Thực hiện các hạng mục của dịch vụ hỗ trợ từ xa qua cổng thông tin (Remote Hands Support). 3.Quản lý dịch vụ – Cung cấp điện thoại chăm sóc Khách hàng để tiện tra cứu các thông tin cơ bản về dịch vụ – Hoạt động giám sát phòng máy 24×7, nhân viên trực giám sát phòng máy 24×7 – Quản lý khách ra/vào phòng máy IDC – Trong 24h sau khi nhận được các thay đổi về danh sách nhân viên bảo trì, phải cập nhật vào danh sách nhân viên bảo trì của khách hàng. Nếu khách hàng thông báo qua Fax hoặc số điện thoại khẩn cấp, Viettel IDC sẽ xem xét đến tính an toàn và tiến hành cập nhật vào danh sách nhân viên bảo trì của khách hàng, đồng thời yêu cầu khách hàng bổ sung Phiếu đăng ký (bản gốc). – Khi lưu chuyển thiết bị ra ngoài, nhân viên trực phòng máy sẽ kiểm tra và lập Phiếu xác nhận mang thiết bị ra ngoài. – Ghi chép lại tên nhân viên xử lý, thời gian và kết quả xử lý dịch vụ hỗ trợ từ xa.
Khi xảy ra sự cố thì làm thế nào để xác định sự cố đó thuộc về Viettel IDC?
Cách xác định các sự cố khách hàng được Viettel IDC áp dụng như sau: 1. Nguồn điện: – Từ các thiết bị cung cấp điện trong phòng máy đến Rack PDU: do Viettel – IDC phụ trách. Từ Rack PDU đến Server: do khách hàng phụ trách. – Ngoài ra, đối với các trường hợp khách hàng sử dụng vượt quá giới hạn điện đã quy định, khách hàng phải chịu trách nhiệm về sự cố xảy ra. 2. Điều hòa không khí: tiêu chuẩn cho nhiệt độ và độ ẩm phòng máy là từ 22oC + 2oC và 50%RH 3. Kết nối mạng: lấy các thiết bị hoặc cáp mà Viettel IDC đã cung cấp làm cơ sở xác định, thông thường dùng ICMP (ping hoặc Trace) làm phương pháp đo kiểm, đối với các trường hợp đặc thù cần áp dụng phương pháp đo kiểm khác. 4. Các thiết bị cho thuê: sử dụng quy cách nhà sản xuất đã ban hành làm tiêu chuẩn. 5. Các trường hợp khác: đối với dịch vụ truyền dẫn hoặc các dịch vụ khác, sử dụng các giới hạn xác định sự cố của dịch vụ đó.
Tôi đến trung tâm dữ liệu Viettel IDC để thao tác với hệ thống CNTT của chúng tôi có hạn chế thời gian không?
Nếu bạn đã là khách hàng của Viettel IDC và có thiết bị đặt tại các trung tâm dữ liệu của Viettel IDC thì sẽ không có hạn chế về mặt thời gian ra vào các phòng máy của chúng tôi. Thời gian hoạt động của phòng máy cụ thể như sau: – Thời gian thông thường (không kể thời gian lắp đặt, di chuyển tủ máy): 24h (trong cả năm) – Thời gian lắp đặt, di chuyển tủ máy: từ thứ 2 đến thứ 6; thời gian làm việc từ: 08h00 đến 18h00 (Trong những trường hợp đặc thù thì nhân viên bảo trì có thể thông báo trước và không giới hạn về thời gian)
Tôi có thể tự do ra vào các trung tâm dữ liệu Viettel IDC không?
Bạn không thể tự do ra vào các trung tâm dữ liệu của Viettel IDC. Bạn muốn ra vào phong máy của Viettel IDC trước hết bạn phải là khách hàng của Viettel IDC và cần phải tuân thủ các quy định an toàn bảo mật mà Viettel IDC đang áp dụng theo tiêu chuẩn quốc tế dành cho các trung tâm dữ liệu (Datacenter) theo quy trình như sau: – Khách hàng đến cổng, đưa chứng minh thư để cảnh vệ kiểm tra và sau đó sẽ được cảnh vệ phát cho 01 thẻ khách – Khách hàng mang thẻ khách lên phòng NOC trung tâm dữ liệu của Công ty Viettel IDC đưa cho nhân viên trực, đồng thời đọc số CMT. Nhân viên trực NOC sẽ đổi cho phát cho khách hàng thẻ phòng máy. Thẻ này có tác dụng mở cửa phòng máy để ra ngoài. – Nhân viên trực sẽ mở cửa phòng máy để quý khách vào phòng máy và dẫn khách hàng đến vị trí Rack cần thao tác. – Sau khi đã thực hiện xong công việc trong phòng máy, khách hàng dùng thẻ phòng máy để mở cửa, và đến NOC để trả lại thẻ phòng máy. – Nhân viên trực NOC sẽ trả lại cho quý khách thẻ khách, khách hàng mang thẻ này xuống cảnh vệ và đổi lại CMT của mình.
Tôi có thể tự do mang thiết bị ra vào phòng máy Viettel IDC không?
Bạn không thể tự do mang thiết bị ra/vào trung tâm dữ liệu của Viettel IDC. Bạn muốn mang thiết bị vào hoặc ra khỏi phòng máy cần phải tuân thủ theo quy trình bắt buộc về an toàn bảo mật mà Viettel IDC đang thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế áp dụng cho các Trung tâm dữ liệu (Datacenter) như sau: * Quy trình mang thiết bị vào phòng máy – Khách hàng mang thiết bị đến phòng máy, cần qua cảnh vệ ở cổng, điền thông tin vào mẫu “Giấy xác nhận mang thiết bị vào ra” do cảnh vệ cung cấp, sau đó ký xác nhận. Cảnh vệ sẽ gửi cho khách hàng 2 liên sau khi ký xác nhận. – Khách hàng mang thiết bị và 2 liên này lên NOC, đưa cho nhân viên trực để kiểm tra và xác nhận. – Khách hàng sẽ được nhận lại 1 liên giấy xác nhận mang thiết bị vào ra khi ra về. * Quy trình mang thiết bị ra khỏi phòng máy – Khách hàng mang thiết bị ra khỏi phòng máy, thông báo cho nhân viên trực NOC để kiểm tra thông tin về thiết bị – Khách hàng và nhân viên trực sẽ ký xác nhận về việc mang thiết bị ra. – Nhân viên trực sẽ cùng khách hàng mang thiết bị và giấy mang thiết bị xuống cảnh vệ, điền thông tin vào mẫu “Giấy xác nhận mang thiết bị vào ra” và ký xác nhận. Khách hàng sẽ nhận được một bản lưu của giấy xác nhận này sau khi hoàn tất các thủ tục.
Viettel IDC có hỗ trợ các thao tác liên quan đến dữ liệu của khách hàng không?
Có, tuy nhiên với các nghiệp vụ thay đổi dữ liệu khách hàng các bạn cần liên hệ với Viettel IDC cụ thể như sau: 1. Những thay đổi dưới đây cần liên lạc với phòng máy IDC: – Khách hàng thay đổi nhân viên bảo trì – Khách hàng thay đổi mật khẩu – Thay đổi số điện thoại, email của công ty và nhân viên bảo trì – Tăng thêm hay giảm bớt thiết bị – Thay đổi IP (đã được cung cấp) 2. Những thay đổi dưới đây cần liên lạc với Bộ phận kinh doanh của IDC: – Địa chỉ gửi hóa đơn – Thay đổi không gian rack – Thêm nguồn điện – Thêm địa chỉ IP – Thay đổi đường dây hoặc băng thông Mọi liên lạc đều được Viettel IDC hỗ trợ qua hotline miễn phí 1800.8000. Các bạn gọi tới hotline miễn phí và yêu cầu gặp bộ phận hỗ trợ kinh doanh hoặc kỹ thuật phòng máy nơi bạn đặt dịch vụ.
Cổng thông tin khách hàng (portal) của Viettel IDC là gì? và sử dụng như thế nào?
Cổng thông tin (portal) của Viettel IDC là một công cụ để khách hàng đưa ra các yêu cầu hỗ trợ từ xa qua mạng internet bằng cách đăng nhập vào đường link: http://portal.viettelidc.com.vn. Mỗi nhân viên bảo trì của khách hàng có một tài khoản và mật khẩu riêng, sau khi được xác nhận mới được quyền tra cứu Network traffic, đăng ký khởi động lại máy hoặc tải các biểu mẫu đăng ký. Quy trình khách hàng yêu cầu hỗ trợ dịch vụ từ xa: Mọi chi tiết cần hỗ trợ xin liên hệ hotline 1800.8000