Viettel IDC

Tư vấn mua VPS Cloud

Tư vấn mua VPS Cloud

Nếu bạn đã chọn hướng sử dụng VPS thì chắc chắn bạn đã từng sử dụng qua các dịch vụ Shared Hosting và có nhiều kinh nghiệm trong việc dùng host, nên các khái niệm cần thiết chắc bạn cũng đã hiểu nên ở bài này mình chỉ tập trung vào các khái niệm mới khi bạn sử dụng VPS.

Một khó khăn cho những người lần đầu tiên tiếp xúc với VPS đó là nhiều khái niệm chuyên nghành khó hiểu và không biết cách sử dụng nó như thế nào cho hiệu quả. Nếu bạn đang có ý định sử dụng VPS thì sẽ rất bổ ích nếu như bạn đọc qua những thông tin tại bài viết này.

1. VPS chính xác nghĩa là gì?

VPS là từ viết tắt của cụm từ Virtual Private Server (Máy chủ ảo riêng tư). Một VPS cũng giống như Shared Hosting, đó là sẽ có nhiều VPS được đặt trên cùng một máy chủ vật lý. Vậy nó khác với Shared Hosting ở điểm nào mà giá lại cao hơn mà phục vụ được web lớn hơn?

Mô hình so sánh giữa VPS và Shared Hosting

Lý do là đối với Shared Hosting, các gói host đó đều được chia sẻ tài nguyên được xác định từ một máy chủ vật lý với tài nguyên cho phép rất thấp.

Chẳng hạn như mình có một máy chủ với 6 cores/12 threads nhưng sẽ tạo ra 3 VPS khác nhau với thông số là 2 cores/4 threads và ở gói VPS đó mình sẽ tạo ra 50 gói Shared Hosting sử dụng chung tài nguyên từ 2 cores/4 threads này. Nghĩa là với 2 cores/4 threads, bạn sẽ chia cho các gói Shared Hosting và các tài nguyên từ cấu hình này sẽ được chia sẻ lẫn nhau, người xài ít thì dành phần cho người xài nhiều nhưng không được quá mức xử lý cho phép của 2 cores/4 threads.

Còn đối với VPS thì lại khác, mỗi VPS đều sở hữu các thông số RAM hoàn toàn tách biệt và bạn có thể sử dụng toàn bộ tài nguyên được cấp phát. Chẳng hạn VPS bạn có 2GB RAM, 2 cores, 2 CPUs thì bạn sẽ hoàn toàn sử dụng hết các tài nguyên này mà không bị chia sẻ bởi các website khác vì mỗi VPS là một hệ thống máy chủ ảo độc lập dựa trên một máy chủ vật lý.

Đó là lý do tại sao mà khi sử dụng VPS, website bạn sẽ không bị chậm vì quá tải và sẽ bảo mật tốt hơn.

Các thông số cần biết khi mua VPS

Khi mua VPS bất kỳ ở đâu thì bạn đều được chọn các thông số như sau và giá cả của VPS sẽ phụ thuộc vào thông số đó. Các thông số này đều là của nghành kỹ thuật máy tính nên bạn có thể dễ dàng hiểu vì chắc dân IT đều biết cả bởi vì bản thân server cũng là một máy tính, chỉ có điều nó trâu hơn.

2.1) RAM

Trong máy tính thì RAM là loại bộ nhớ chính, nếu VPS bạn càng nhiều RAM thì khả năng truy xuất dữ liệu càng tốt bởi vì khi dùng VPS, bạn sẽ cần RAM để nó xử lý các vấn đề như xử lý các đoạn mã PHP với phần mềm PHP, xử lý truy vấn nhập xuất của database với MySQL, các ứng dụng nhỏ đi kèm, hỗ trợ đọc ghi dữ liệu,…nên thông số này rất quan trọng.

Hiện nay đa phần các dịch vụ VPS sẽ cho phép bạn chọn mức RAM từ 512MB đến 16GB (nếu bạn thấy VPS nào nhiều hơn 16GB RAM thì đó chính là Cloud VPS) và tùy theo lượng truy cập vào website của bạn cũng như cách tối ưu VPS thì bạn sẽ cần nhiều RAM hay ít.

Đối với nhu cầu sử dụng WordPress, bạn cần ít nhất 1GB RAM thì mới có thể sử dụng thoải mái được, vài trường hợp nếu bạn đã rành VPS thì có thể dùng loại 512MB và tối ưu cho nó thì có thể chạy tốt với lượng truy cập khoảng 5000/ngày và 100 user online cùng lúc.

2.2) SWAP

Mặc dù hầu như bạn không dùng đến tài nguyên của SWAP nhưng mình cũng xin giải thích nếu bạn có thắc mắc.

SWAP bạn hiểu nôm nà là một bộ nhớ ảo để lưu lại các hành động xử lý cũ nếu như bộ nhớ RAM của bạn bị đầy (overload), bản thân SWAP là một không gian lưu trữ trên ổ cứng chứ không phải là một bộ nhớ độc lập.

Nhưng không phải VPS nào cũng có hỗ trợ bộ nhớ SWAP mà chỉ có các Xen VPS mới hỗ trợ SWAP. Xem thêm ở dưới để hiểu Xen VPS là gì.

2.3) Disk

Disk hay còn hiểu đơn giản là ổ đĩa cứng (ổ cứng), không gian lưu trữ này sẽ được sử dụng để lưu các file cài đặt của hệ điều hành và các file của mã nguồn website bạn lưu trên đó.

Ổ đĩa hiện nay được chia làm 2 loại:

Thường thì VPS loại ổ cứng SSD sẽ có giá đắt hơn loại ổ HDD.

2.4) CPU Core

CPU Core nghĩa là lõi xử lý của CPU. Một Dedicated Server có số lượng core nhất định và nó sẽ được chia cho các VPS. Thường thì số core càng cao thì khả năng xử lý dữ liệu càng tốt.

Ở các gói VPS, trung bình bạn sẽ được chọn từ loại 1 core đến 3 cores.

2.5) Bandwidth/Transfer

Hai từ này đều có cùng một nghĩa là băng thông. Băng thông là gì thì khi mua host chắc bạn đã biết rồi nhưng mình cũng xin nói lại rằng, băng thông nghĩa là lưu lượng mà bạn được phép truyền tải dữ liệu đi.

Chẳng hạn bạn có 1 file có dung lượng 1GB trên VPS thì cứ 1 người tải bạn sẽ mất 1GB băng thông, tương tự với các loại file khác như hình ảnh, CSS, JS,….

2.6) IP

IP (Internet Protocol) nếu giải thích ra cặn kẽ khái niệm thì dài quá. Ở đây mình xin tóm gọn là số lượng địa chỉ IP mà bạn họ sẽ cấp cho bạn. Các dãy địa chỉ IP sẽ được nhà cung cấp chọn ngẫu nhiên cho bạn.

Thường thì nếu bạn chọn mua thêm nhiều IP khác nhau thì các dãy IP đó sẽ có chung một class A và B. Ví dụ: 192.168.1.1/192.168.1.2/192.168.1.3.

Đó là 6 thông số cơ bản mà bạn cần biết khi mua VPS, trong đó thông số về SWAP có thể vài nhà cung cấp sẽ không hiển thị ra bên ngoài bảng giá, và có IP bạn sẽ được chọn số lượng cần mua tại trang đặt hàng.

2.7) cPanel, DirectAdmin hay Parallels Plesk?

Mặc dù cả 3 cái này sẽ không thật sự cần thiết cho bạn nếu sử dụng VPS cho mục đích cá nhân nhưng mình vẫn sẽ giải thích rõ để bạn có gặp thì biết mình nên chọn cái gì.

Cả 3 cái này là một Webserver Control Panel dành cho VPS hoặc Dedicated Server. Chức năng chính của nó là hỗ trợ bạn cấu hình webserver, tạo ra các gói host nhỏ hoặc thậm chí có thể phục vụ cho bạn việc bán host. Ba cái này bạn phải tự trang bị License hoặc thuê khi mua VPS

Cả 3 Webserver Control Panel ở trên đều là loại trả phí và nếu bạn chọn nó khi thuê VPS thì bạn sẽ phải trả thêm phí, giá dao động từ $8 đến $15 mỗi tháng. nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều loại miễn phí nhưng thiết nghĩ bạn chưa cần biết đến nó vội, bạn chỉ cần nắm được Webserver Control Panel là cái gì thôi.

cPanel là như thế nào?

cPanel là một Webserver Control Panel tốt nhất và phổ biến nhất trong thời điểm hiện tại. Nếu bạn đã từng dùng qua các gói Shared Hosting thì có lẽ cũng đã biết qua bảng quản trị cPanel X, đó chính là một chức năng của cPanel Control Panel.

WHM – Khu vực quản trị cho Admin và Reseller của phần mềm cPanel

 

Giao diện cPanel dành cho các gói host con tạo ra bằng

DirectAdmin là như thế nào?

Chức năng cũng tương tự như cPanel nhưng ít chức năng hơn và ít phổ biến hơn, bù lại thì control panel này có giá rẻ hơn so với cPanel.

Bảng quản trị dành cho Admin của DirectAdmin

Parallels Pleks là như thế nào?

Thì cũng giống như cPanel và DirectAdmin thôi nhưng khác là nó hỗ trợ cả VPS Windows và VPS Linux.

Bảng quản trị Admin của Parallels Plesk

Đó là 3 loại control panel mà bạn sẽ hay gặp phải ở phần tùy chọn dịch vụ thêm vào khi mua VPS.

2.8) Hệ điều hành CentOS, Ubuntu, Debian, Windows Server,…

Khi mua VPS họ sẽ hỏi bạn muốn sử dụng hệ điều hành nào, đây là vấn đề quan trọng mà bạn cũng nên hiểu rõ.

Hầu hết các dịch vụ cung cấp VPS sẽ hỗ trợ các loại hệ điều hành sau đây:

 Còn nữa…